Trên lý thuyết, có 5 loại da: da khô, da thường, da hỗn hợp,
da nhạy cảm và da nhờn. Trong đó, đứng sau da nhạy cảm, da nhờn là loại da “khó
chiều” nhất, nếu không biết cách chăm sóc, bạn sẽ có cảm giác rất khó chịu và tự
ti. Khi bạn sở hữu làn da nhờn, bạn thường xuất hiện với khuôn mặt bóng loáng
và mụn nhọt.
Trước khi đi sâu vào các phương pháp chăm sóc da nhờn hiệu
quả, mở đầu Kỳ I trong Cẩm nang chăm sóc da nhờn này, mời các chị, em
đón đọc: Tổng hợp tất cả những điều cần biết về da nhờn, đây là bước quan trọng
đầu tiên vì chỉ có nắm rõ ngọn nguồn mới có thể xử lý triệt để gốc, rễ.
1. Hướng dẫn cách nhận biết da nhờn (da dầu)
Da nhờn là do sự tích tụ quá nhiều chất nhờn hoặc do sự điều
tiết bã nhờn của tế bào da bị vượt ngoài sự kiểm soát của cơ thể.
Da nhờn là loại da sáng bóng, đặc biệt là tại vùng chữ T
(trán, mũi và cằm). Chủ nhân của làn da nhờn thường có lỗ chân lông to và có
nguy cơ cao xuất hiện các loại mụn đầu đen, mụn trứng cá và mụn đầu trắng do sự
hoạt động quá mức cần thiết của tuyến bã nhờn.
Để đánh giá 1 cách chính xác và dễ dàng nhất da bạn có thuộc
loại da nhờn hay không, bạn có thể sử dụng một miếng giấy thấm dầu để thử cho
da. Hãy rửa mặt, vỗ nhẹ cho khô, sau đó khoảng 30 phút, bạn sử dụng một miếng
giấy thấm dầu ấn lên khắp các điểm khác nhau của khuôn mặt.
+ Nếu da bạn là da nhờn, giấy sẽ dính, thấm dầu và trở
nên mờ tại nhiều điểm trên khắp khuôn mặt.
+ Nếu giấy không dính dầu tại bất kỳ điểm nào, làn da của bạn
có thể đang bị khô.
+ Nếu giấy thấm dầu chủ yếu ở khu vực chữ T thì da bạn là da
thường hoặc da hỗn hợp (hầu hết phụ nữ có da hỗn hợp).
Nếu bạn đã xác định được da bạn thuộc loại da nhờn, bạn cần
chăm sóc da đúng cách mỗi ngày để có thể sở hữu một làn da khỏe đẹp.
2. Nguyên nhân và các yếu tố tác động đến sự tăng tiết bã
nhờn
Các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự gia tăng tiết bã nhờn của
da:
1. Gen di truyền: Bạn có thể thừa hưởng gen này từ bố mẹ
hoặc ông bà.
2. Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống mất cân bằng có khả
năng làm tăng tiết dầu của da.
3. Mức độ stress: Stress nhiều cũng khiến da nhờn nhiều
hơn.
4. Biến động nội tiết: Những thay đổi nội tiết tố ở tuổi
dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt, hoặc thời kỳ tiền mãn kinh và sau mãn kinh ở phụ nữ
cũng có một tác động to lớn tới quá trình điều tiết ở da nhờn. Nhiều phụ nữ khi
trẻ có làn da
5. Thuốc: Một số loại thuốc có thể làm tăng hoặc giảm
việc tiết bã nhờn của da như một tác dụng phụ không mong muốn.
6. Chế độ chăm sóc da hàng ngày sai cách: Chà xát da
quá mạnh, rửa mặt quá nhiều lần, quá lạm dụng trang điểm, mỹ phẩm,...
3. Tác hại và ảnh hưởng của làn da nhờn
Ưu điểm của da nhờn là các loại dầu tự nhiên giữ cho làn da
đầy đặn và làm chậm quá trình xuất hiện nếp nhăn giúp da bạn bị lão hóa chậm
hơn da khô. Tuy nhiên, chủ nhân của làn da nhờn cũng gặp không ít vấn đề với
nó.
Đặc tính của da nhờn là tuyến bã nhờn bài tiết một lượng lớn
các chất cặn bã ra ngoài bề mặt da. Vào mùa hè, khí hậu nóng ẩm càng làm cho
tuyến bã này hoạt động mạnh hơn.
Nhược điểm của da nhờn là lỗ chân lông to, sau khi rửa mặt
thì da rất sáng, nhưng chỉ 2 tiếng sau thì da bị xỉn màu do lượng nhờn tiết ra
quá nhiều. Da còn có nhiều mụn đầu đen, các nốt mụn nhỏ này nếu không sử dụng
phương pháp làm sạch sâu tận cùng sẽ làm bít kín các lỗ chân lông, cản trở quá
trình bài tiết tự nhiên, có thể gây nên tình trạng mụn bọc, mụn viêm. Ngoài ra,
da nhờn mỗi khi trang điểm thường dễ bị loang lỗ, nhờn rít, nhìn như “thảm họa”.
Do đó, phái đẹp có làn da nhờn đừng tự ti mà hãy chăm sóc đúng
cách để phát huy ưu điểm, hạn chế nhược điểm để giúp bạn luôn sáng khỏe, mịn
màng!
No comments:
Post a Comment