Sunday, November 15, 2015

MẸO NHỎ GIÚP PHÂN BIỆT NÁM DA VÀ TÀN NHANG ĐỂ ĐIỀU TRỊ PHÙ HỢP.

Giữa nám và tàn nhang có một số điểm chung giống nhau là xuất hiện những vệt da đậm màu hơn các vùng da bình thường xung quanh nên nhiều lúc gây ra sự nhầm lẫn trong việc phân biệt. Để có hướng điều trị hợp lý, việc phân biệt giữa nám và tàn nhang ở phụ nữ Eva có vai trò quan trọng.
Tàn nhang

Tàn nhang là tập hợp các đốm có sự gia tăng sắc tố melanin (đậm màu) kích thước nhỏ từ đầu tăm đến hạt vừng có màu đậm hơn các vùng da xung quanh, ranh giới thường rõ hoặc cũng có khi nham nhở: màu từ nâu sẫm, nâu nhạt, vàng, xám, đỏ hoặc đen. Vị trí thường gặp là các vùng da hở như phần mặt, cổ, lưng, mặt ngoài cánh tay.
Độ đậm nhạt của tàn nhang thay đổi khi tiếp xúc với ánh nắng, tàn nhang sẽ đậm hơn nếu tăng tiếp xúc dưới ánh nắng mặt trời. Mùa đông giảm đi, mùa hè tăng đậm lên. Những người có nước da sáng , mịn, mỏng, nhất là màu đỏ thì dễ bị tàn nhang hơn, không kể tuổi tác. Ngoài các nguyên nhân do ánh nắng, nội tiết lão hóa da,..thì tàn nhang còn có nguyên nhân do di truyền.

Nám da

Nám da:

Khác với tàn nhang, nám xuất hiện chủ yếu trên da mặt, với dạng nám đốm và nám mảng, mức độ đậm nhạt khác nhau, nhưng nhìn chung chúng có sắc tố đậm hơn bất thường so với da của bạn. Có một số nguyên nhân chính thường gặp nhất gây nên tình trạng nám da:
Thay đổi nội tiết: Do nám da thường xuất hiện sau tuổi 30 khi nội tiết tố estrogen có nhiều thay đổi, phụ nữ mang thai, sau sinh cũng hay bị nám da do sự biến thiên liên tục của nội tiết.
Ảnh hưởng của ánh sáng cường độ mạnh. Làn da không được bảo vệ bởi sự xâm hại bởi ánh mặt trời gay gắt chứa rất nhiều tia cực tím (UVA, UVB) khi chiếu vào cơ thể sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch và đẩy nhanh quá trình lão hoá (UVA – aging rays, UVB – burning rays). Khi gặp tia cực tím, phản ứng tự bảo vệ của cơ thể sẽ tập trung các hắc sắc tố melanin tạo thành một màng chắn vững chắc bảo vệ và dần phát triển thành nám. Tỷ lệ bị nám có thể xuất hiện nhiều hơn ở khu vực có khí hậu nhiệt đới, nắng nhiều.
Tàn nhang là tập hợp các đốm có sự gia tăng sắc tố melanin (đậm màu) kích thước nhỏ từ đầu tăm đến hạt vừng có màu đậm hơn các vùng da xung quanh, ranh giới thường rõ hoặc cũng có khi nham nhở: màu từ nâu sẫm, nâu nhạt, vàng, xám, đỏ hoặc đen. Vị trí thường gặp là các vùng da hở như phần mặt, cổ, lưng, mặt ngoài cánh tay.
Khi có dấu hiệu xuất hiện các vết sậm màu trên da, đặc biệt trên gương mặt, để biết đúng nguyên nhân là nám, tàn nhang hay nguyên nhân khác, chị em nên tới các cơ sở chuyên khoa da liễu để được các bác sỹ khám và chẩn đoán hợp lý, điều trị kịp thời.
Đối với các trường hợp nám, tàn nhang để hạn chế sự đậm lên của các vết sắc tố chị em nên lưu ý: Đi nắng sử dụng kem chống nắng bảo vệ da khỏi tác động ánh nắng của mặt trời vì khi ánh nắng mặt trời tác động vào sẽ làm cho tàn nhang đậm màu và lây lan nhanh hơn. Khi sử dụng mỹ phẩm cần lựa chọn mỹ phẩm phù hợp với loại da của mình. Kết hợp chế độ ăn nhiều rau quả, uống nhiều nước, ăn nhiều các thực phẩm có tác dụng cải thiện nám, tàn nhang như các chế phẩm từ đậu nành: đậu phụ, sữa đậu nành, mầm đậu nành.
Xem thêm:

No comments:

Post a Comment