Các loại thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau thuộc nhóm thuốc dùng cho hệ thần kinh trung ương. Các loại thuốc này phải có tác dụng làm giảm hoặc mất cảm giác đau nhưng không được gây rối loạn tri giác cho người dùng thuốc. Thực ra, cảm giác đau là một trong những phản ứng tự vệ của cơ thể. Nhờ có cảm giác đau mà thầy thuốc có thể chẩn đoán bệnh. Song, đau là nỗi khổ của người bệnh, khi cơ thể quá đau đớn có thể gây ra những rối loạn chức năng. Thuốc giảm đau giúp nâng cao ngưỡng chịu đau cho bệnh nhân nhưng không chữa khỏi bệnh. Vì vậy trong điều trị, người ta thường dùng thuốc giảm đau kết hợp với những thuốc khác chữa căn nguyên. Thuốc giảm đau tốt cần phải đạt những yêu cầu sau: giảm đau mạnh; ít gây tác dụng phụ ở thần kinh trung ương; tác dụng giảm đau nhanh, bền. Bên cạnh đó thuốc còn phải dễ sử dụng và không gây quen thuốc (nghiện thuốc).
Người ta thường phân loại các thuốc giảm đau thành 3 nhóm.
Nhóm thứ nhất là các thuốc giảm đau loại opi: các thuốc này phần lớn gây nghiện nên chỉ dùng cho các đau nặng (đau bậc 3) hoặc khi cần đến một tác dụng cho các trạng thái kích thích hoặc lo lắng. Các thuốc này từ lâu đã được dùng làm thuốc giảm đau và ức chế thần kinh trung ương. Chúng có tác dụng ức chế hô hấp, gây ngủ, gây nghiện và có một số tác dụng phụ khác. Morfin (skenan) là thuốc cổ điển và hay dùng nhất trong các trường hợp đau nặng (như đau do ung thư), trong phù phổi, sốc. Pethidin (dolargan) thường dùng trong đau quặn thân hay đau túi mật, trong trường hợp ho ra máu do lao phổi, trong sản khoa... Các loại thuốc thuộc nhóm này hiện được quản lý rất chặt chẽ để tránh tình trạng lạm dụng thuốc. Codein cũng thuộc nhóm thuốc này, thường được dùng phối hợp trong một số thành phần của các biệt dược như thuốc ho codein hoặc viên efferalgan codein (phối hợp với paracetamol). Codein không gây nghiện, thường dùng làm thuốc ho, gây táo bón, giảm đau. Để dùng làm thuốc giải độc do dùng morfin quá liều, người ta sử dụng thuốc tiêm lorfan hoặc naloxon vì 2 thuốc này có tác dụng đối kháng lại tác dụng ức chế của morfin.
Có thể bạn cần hiểu: năm 2016 ung thư khác như thế nào?
Nhóm thứ hai là các thuốc giảm đau không có opi thường được dùng để điều trị các đau ở da, cơ, xương khớp. Các thuốc nhóm này còn có tác dụng hạ nhiệt nên thường gọi là thuốc giảm đau hạ nhiệt. Tuy nhiên chúng có tác dụng phụ là làm mất bạch cầu hạt (như analgin). Một trong những thuốc hay dùng nhất là aspirin (biệt dược pH8) còn có tên khoa học là acid acetyl salicilic, cần đặc biệt chú ý không được dùng cho người bệnh loét dạ dày - tá tràng và những nguy cơ gây chảy máu. Viên bao aspirin pH8 đã được bào chế để cho thuốc không tan trong dạ dày mà chỉ có tác dụng khi đã xuống ruột non, nhờ vậy tránh được nguy cơ làm thủng (loét) dạ dày mà tác dụng của chế phẩm lại được kéo dài. Hiện nay, thuốc được khuyến cáo nên dùng vì độ an toàn cao mà tác dụng lại rất tốt là paracetamol. Thuốc này còn có tên khác là acetaminophen với khoảng hơn 180 tên biệt dược khác mà trong thành phần có paracetamol hoặc paracetamol phối hợp với hoạt chất khác. Nên chú ý không được dùng phối hợp các thuốc biệt dược này vì có thể dẫn tới quá liều. Đã có trường hợp bệnh nhân vừa dùng panadol lại còn dùng thêm alaxan và decolgen gây ngộ độc cho gan. Liều an toàn là 2-3 viên (loại hàm lượng 500mg) cho mỗi 6 giờ. Trẻ em tùy theo cân nặng và phải tuân thủ liều của bác sĩ điều trị.
Xem thêm:
Bác sĩ văn tư về bệnh da và khám tổng quát
Bác sĩ kim chuyên viên tư vấn da liễu
Bác sĩ Huệ nữ giám đốc đại diện mỹ phẩm Sakura với hơn 15 năm kinh nghiệm
No comments:
Post a Comment