Friday, December 18, 2015

Cao huyết áp - Nguy cơ dẫn đến đột quỵ

Cao huyet ap nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường. Một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh cao huyết áp chính là đột quỵ.

Đột quỵ, đôi khi được gọi là "tai biến mạch máu não" xảy ra khi máu cung cấp đến một vùng não bị chặn lại. Kết quả là các tế bào não không được cung cấp oxy và glucose cần thiết để tồn tại, bị chết đi. Nếu không được phát hiện và xử trí sớm, tổn thương não vĩnh viễn có thể xảy ra.
Không kiểm soát được huyết áp cao làm tăng nguy cơ đột quỵ từ 4 đến 6 lần. Theo thời gian, tăng huyết áp dẫn đến xơ vữa động mạch và xơ cứng các động mạch lớn. Điều này cùng với tăng áp lực mạch máu, có thể dẫn đến tắc nghẽn các mạch máu nhỏ trong não. Huyết áp cao cũng có thể dẫn đến sự suy yếu của các mạch máu trong não, làm cho chúng căng lên và có thể bị vỡ ra. Nguy cơ đột quỵ có liên quan trực tiếp đến cao huyết áp.
Phân loại: Có hai loại đột quỵ.
  • Đột quỵ xuất huyết: Đột quỵ xảy ra khi một mạch máu trong não bị đứt hoặc vỡ. Kết quả là máu thấm vào các mô não, gây thiệt hại cho các tế bào não. Những nguyên nhân phổ biến nhất của đột quỵ xuất huyết là do huyết áp cao và chứng phình động mạch não. Chứng phình động mạch não là do mạch máu bị yếu, mỏng đi và phình to ra.
  • Đột quỵ do thiếu máu cục bộ tương tự như một cơn đau tim nhưng nó xảy ra trong các mạch máu của não. Cục máu đông có thể hình thành trong các mạch máu của não, mạch máu dẫn lên não, thậm chí các mạch máu ở những nơi khác trong cơ thể mà sau đó di chuyển lên não. Cục máu đông ngăn không cho máu chảy đến các tế bào của não. Đột quỵ thiếu máu cục bộ cũng có thể xảy ra khi có quá nhiều mảng bám(mỡ và cholesterol) bịt kín mạch máu của não. Khoảng 80% các ca đột quỵ là đột quỵ do thiếu máu cục bộ.

Dấu hiệu của đột quỵ
Cần gọi cấp cứu ngay lập tức nếu bạn hay người thân có những dấu hiệu hay gặp của bệnh đột quỵ:
  • Đột nhiên bị tê hay yếu ở mặt, cánh tay hoặc chân(đặc biệt là ở một bên của cơ thể)
  • Chóng mặt, mất thăng bằng, hoặc phối hợp các động tác kém
  • Đột ngột nhìn mờ hay giảm thị lực ở một hoặc cả hai mắt
  • Mất ý thức chớp nhoáng
  • Bất ngờ không có khả năng di chuyển một phần của cơ thể(liệt)
  • Khó nói hoặc hiểu các từ hoặc câu đơn giản
  • Đột ngột bị chóng mặt hoặc đau đầu và buồn nôn, nôn
  • Bất ngờ bị nhầm lẫn
  • Khó nuốt
Một cơn thiếu máu não cục bộ tạm thời (TIA), thường được gọi là "cơn đột quỵ nhỏ", có thể là một cảnh báo về một cơn đột quỵ nguy hiểm sắp xảy ra. Nó thường bao gồm những dấu hiệu và triệu chứng tương tự của đột quỵ nhưng các triệu chứng chỉ là tạm thời thoáng qua xảy ra khi lưu lượng máu đến một phần nhất định của não bị chặn lại trong một thời gian ngắn, thường là 15 phút hoặc ít hơn. Một cơn thiếu máu cục bộ tạm thời có thể xảy ra bất cứ nơi nào trong cơ thể từ một vài phút đến vài tháng trước khi một cơn đột quỵ thực sự xảy ra. Cần phải đánh giá đúng mức độ nguy hiểm của cơn thiếu máu cục bộ tạm thời và điều trị sớm để ngăn ngừa cơn đột quỵ thực sự.

Nên làm gì khi có các triệu chứng của đột quỵ?
Ngay lập tức gọi cấp cứu 115 nếu bạn hay người thân có các triệu chứng đột quỵ. Đột quỵ là một tình huống cấp cứu. Điều trị ngay lập tức có thể cứu sống bệnh nhân và tăng khả năng hồi phục hoàn toàn 
Phòng ngừa đột quỵ như thế nào?
Có tới 80% các ca đột quỵ có thể phòng ngừa được, bằng cách làm giảm các yếu tố nguy cơ:
  • Huyết áp cao (trên 140/90)
  • Thừa cân
  • Hút thuốc
  • Bệnh tiểu đường không được kiểm soát
  • Cholesterol cao (lớn hơn 200)
  • Rượu (nhiều hơn một ly mỗi ngày)
  • Rung tâm nhĩ (một nhịp tim bất thường)
  • Bệnh động mạch cảnh hoặc bệnh động mạch vành.

Để ngăn ngừa đột quỵ, việc quan trọng là phải có biện pháp làm giảm huyết áp và cholesterol nếu bị cao huyết áp và cholesterol máu cao, kiểm soát bệnh tiểu đường, không hút thuốc, tập thể dục thường xuyên và duy trì một trọng lượng khỏe mạnh. Người có nguy cơ đột quỵ và đau tim cũng có thể được điều trị bằng aspirin hoặc các thuốc tương tự để ngăn ngừa cục máu đông hình thành. Một số người có thể cần phải trải qua các thủ thuật để loại bỏ mảng bám động mạch hoặc nong động mạch để cải thiện lưu thông máu.

Bài viết liên quan:

No comments:

Post a Comment