Bât kỳ loại thuốc nào cũng có tác dụng phụ
tùy mức độ nặng nhẹ của từng người. Đặc biệt, tác dụng phụ của thuốc cao huyet ap cực kỳ nguy hiểm. Cần chú ý trong việc sử dụng thuốc để tránh những ảnh
hưởng tai hại.
Suy giảm chức năng thận
Một số thuốc huyết áp khi sử dụng lâu dài có thể làm tăng ure và creatinin huyết thanh, làm trầm trọng thêm tình trạng suy thận.
Hạ huyết
áp thế đứng
Một số
thuốc huyết áp có thể gây hạ huyết áp quá mức và quá nhanh (huyết áp tâm thu
giảm ít nhất 20 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương giảm ít nhất 10 mmHg khi đứng
trong vòng 3 phút) gây ra hiện tượng choáng váng, xây xẩm mặt mày khi đứng và có
thể dẫn đến ngất xỉu. Hạ huyết áp thế đứng làm
tăng nguy cơ té ngã với nhiều hệ lụy. Do đó, việc phòng ngừa hạ
huyết áp thế đứng cần
phải được chú trọng đặc biệt ở người cao tuổi.
Rối loạn chức năng gan, mật
Một số
thuốc huyết áp có tác dụng làm tăng men gan, suy gan, vàng da…dẫn đến chán ăn,
suy nhược.
Bất lực
Liệt dương hay rối loạn cương dương vẫn hay gặp ở người bệnh cao huyết áp. Một số thuốc tân dược điều trị cao huyết áp cũng có tác dụng phụ này. Số lượng người bị triệu chứng hay tác dụng phụ này hẳn không nhỏ, chẳng qua đây là chuyện khá kín đáo tế nhị nên ít người dám chia sẻ. Sở dĩ dương vật cương cứng được là nhờ áp lực máu dồn vào thể hang khi có hưng phấn kích thích. “Một phần không thể thiếu trong cuộc sống kia” chắc chắn bị ảnh hưởng ít nhiều bởi một số thuốc hạ huyết áp vô tình giảm áp lực máu bơm vào thể hang.
Ho khan
Một số
loại thuốc gây ho khan thậm chí ho dữ dội, ho nhiều về đêm. Nhiều người bị cao
huyết áp đã dở khóc dở cười khi phải uống “oan” thuốc ho, kháng sinh, kháng
viêm hàng tháng trời để điều trị ho. Trong khi, chỉ cần đổi thuốc là chấm dứt
được tình trạng này.
Một số
cảnh báo khác của thuốc tăng huyết áp bao gồm rối loạn nhịp tim, chóng mặt,
nhức đầu, đau cơ, đau khớp, rối loạn tiêu hóa, chán ăn, suy nhược, ù tai, khô
mắt, rối loạn giấc ngủ...
Một
nghịch lý rằng nhiều thuốc cao huyết áp gây ảnh hưởng xấu đến gan và thận nhưng
theo đông y thì đây lại là các tạng cần được bảo vệ, chính các tạng này giúp
điều hòa huyết áp. Các danh y thường dùng các vị thảo dược giúp thanh can thận,
giảm chứng can dương hỏa vượng, giúp hạ huyết áp. Trong đó, được nhắc đến nhiều
nhất là các vị Đỗ trọng, Câu đằng, Hạ khô thảo, Bạch thược thuộc nhóm bình can,
hạ áp có tác dụng làm mát gan, lợi niệu, giúp giảm các triệu chứng khó chịu, hỗ
trợ điều trị hiệu quả cho người cao huyết áp.
Bài viết liên quan:
https://dieuhoahuyetap.com/benh-cao-huyet-ap-trieu-chung-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri/ căn bệnh huyết áp cao giờ đây không chỉ là nỗi lo của người cao tuổi mà còn là nỗi lo của cả người trẻ tuổi. Với những biểu hiện của bệnh, nó không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, lo lắng mà còn diễn đến nhiều biến chứng nếu như không chữa trị sớm. Chính vì vậy, hãy phát hiện và chữa trị Huyết áp cao càng sớm thì càng có khả năng chữa khỏi bệnh nhanh chóng.
ReplyDeleteMình có con bạn thân bị bệnh huyết áp thấp. Theo mình thấy căn bệnh này thật sự nguy hiểm và quá trình điều trị cũng gặp nhiều khó khăn. Gần như tất cả mọi người đều không có sự hiểu biết về bệnh cũng như cách phòng tránh, nguyên nhân huyết áp thấp. Thật là buồn
ReplyDelete